12
12❘20

Say xe là gì? Một số mẹo nhỏ giúp phòng tránh say xe khi đi du lịch


“Say xe” – Nguyên nhân chính phá hỏng những chuyến đi và là nỗi ác mộng không chỉ của người say xe mà còn là nổi ám ảnh của những người cùng ngồi chung trên chuyến xe đó.
Say xe là gì? Một số mẹo nhỏ giúp phòng tránh say xe khi đi du lịch

Vậy nguyên nhân là gì?

 

Say xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến việc say xe:

- Khả năng tuần hoàn máu não kém, bị huyết áp thấp hay rối loại tiền đình.

- Trước chuyến đi, bị mất ngủ, có cảm giác mệt mỏi.

- Ăn quá no hoặc quá đói.

- Tâm trạng bực bội, bồn chồn.

- Ngửi phải mùi xăng, khói thuốc, mùi xe, mùi hôi khó chịu,…

 

Các dấu hiệu bị say xe

Khi bạn bị say tàu xe, thì cơ thể có những dấu hiệu như sau:

- Có cảm giác khó chịu, say sẩm mặt mũi, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,… ở triệu chứng say tàu xe nhẹ.

- Tiếp đó, tuyến nước bọt tự nhiên điều tiết nhiều hơn, bụng cảm thấy cồn cào. Đây là giai đoạn triệu chứng say tàu xe nặng hơn, bạn biết mình sẽ nôn ói, chóng mặt và suy nhược cơ thể vô cùng.


  •  

8 lưu ý nhỏ để phòng tránh say xe

1. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng bạn ghi nhớ hàng đầu. Đối với một sức khỏe không tốt vì mệt mỏi, thiếu ngủ và lo lắng, thì bạn rất dễ bị say xe hoặc gây cảm giác nôn nao, khó chịu trong người. Vì vậy mà với một tinh thần, sức khỏe mạnh mẽ là điều kiện kiên quyết và duy nhất để có đươc 1 chuyến đi trọn vẹn niềm vui và cháy hết mình trong những kỳ nghỉ.
 

2. Tránh để bụng rỗng hoặc Quá no khi lên xe

Bạn đừng bước lên xe với cái bụng rỗng. Vì khi bị đói bụng rất dễ bị say xe, vì vậy bạn nên ăn một chút gì đó trước khi lên xe. Tuy nhiên không nên ăn quá no. Bởi khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải làm việc vất vả, tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.

Trước khi bắt đầu hành trình, bạn hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống các thức uống có độ cồn hoặc ga. Vì Ga từ nước ngọt có thể gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và đau bụng, hoặc các loại thức ăn mặn (dùng cho bữa ăn chính) có thể khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn do cơ thể phải cố gắng để duy trì cân bằng chất điện giải. Hậu quả là bạn sẽ bị đầy hơi nếu dùng các loại thực phẩm này.


Những món ăn “chua” có thể gây kích thích bàng quang do độ chua của chúng, dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều hơn, đặc biệt là những người có bàng quang hoạt động quá mức. Vậy hãy tránh các thực phẩm như pizza, nước sốt mì ống, nước sốt cà chua,…
 

3. Uống thuốc chống say

Mỗi lần có kế hoạch đi xe đường dài, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi lên xe khoảng 40 phút. Uống thuốc với nước ấm hoặc bổ sung thêm Vitamin B1 để giảm thiểu khả năng bị say xe.

Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa để có tác dụng chống say xe hiệu quả hơn.


Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
 

4. Ngồi ghế trước, Tập trung và nhìn xa ra

Khi lên xe, nếu bị say thì nên hạn chế nhìn vào những vật gần, màn hình điện thoại hay đọc sách. Hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển.


Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục “ngọ nguậy” quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt.

Một mẹo nhỏ cho người say xe là nên lựa chọn ví trí ngồi ở phía trên gần hoặc cạnh chỗ bác tài và không nên nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh. Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ,… để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.
 

5. Bấm huyệt mát xa

Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng.


Có 2 huyệt vị giúp bạn hạn chế say xe đó là huyệt nội quan và huyệt hợp cốc. Chịu khó bấm 2 huyệt này trong khi di chuyển trên xe sẽ giúp giảm tình trạng say đáng kể.
 

6. Vỏ Cam/Quýt giúp chống say xe hiệu quả

Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Dùng một ít vỏ cam quýt tươi cuộn tròn lại nhét vào mũi, tinh dầu ở vỏ cam sẽ giải phóng trong mũi, làm cho bạn giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa vì Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.


Nếu không có vỏ cam thì có thể dùng vỏ chanh, vỏ bưởi hoặc các trái cây họ cam quýt đều được.
 

7. Dùng miếng dán cổ tay và rốn

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Khi dán vào da dược chất trong miếng băng dán sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu cho tác dụng giảm kích thích, giảm co thắt, chống buồn nôn và nôn.


Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.
 

Người lớn 1-2 miếng/72 giờ. Trẻ em 8-15 tuổi và người lớn dưới 40 kg: 1 miếng/72 giờ.


Ngược lại, Nếu lạm dụng dùng quá liều, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh, khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác… Do vậy, không được dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước, như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc như không được dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn…
 

8. Tránh ngồi cạnh người bị say xe

Điều quan trọng hơn hết là đừng để cơ thể có cảm giác và ý nghĩ bị say xe. Hãy chú ý đến việc gì đó khác thay vì suy nghĩ rằng bạn đang đi xe, bạn sợ say và bạn có cảm giác buồn nôn. Càng nghĩ nhiều thì bạn sẽ càng dễ bị say. Hoặc ngồi bên cạnh người bị say xe cũng sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.


Những chiếc xe kín mít hoặc nặng mùi xăng dầu và mùi nội thất trên xe đều là nguyên nhân khiến việc say xe trở nên trầm trọng hơn. Nếu không mở được cửa kính xe, bạn nên ngồi ở nơi có nhiều gió nhất trên xe, ví dụ như phía trước xe, nơi có họng điều hòa. Vì vậy mà việc lựa chọn cho mình vị trí ngồi thích hợp sẽ giúp bạn phần nào thoải mái hơn trong chuyến đi.
 

Ngoài ra, nếu không có giải pháp tốt hơn, bạn nên cố gắng ngủ trong thời gian di chuyển. Ngủ là cách tốt nhất để dỗ dành cơ thể vượt qua được cảm giác say xe một cách nhẹ nhàng.


Say tàu xe dù không phải là “bệnh” gì ghê gớm, nhưng nếu một khi bị mắc chứng này thì bạn sẽ vô cùng khổ sở. Bị hạn chế đi lại và không thoải mái khi đi xa, thậm chí khiến bạn không dám đến gần nơi có ống khói xe. Với 8 mẹo nhỏ mà chúng tôi đúc kết được sau nhiều năm làm trong nghề chở hàng lượt du khách đi tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng, mong sẽ giúp được phần nào cho các bạn có một tinh thần khỏe mạnh để thực hiện chuyến đi không còn sự lo lắng, đổi lại sẽ mang lại liều trải nghiệm mới mẻ và quan trọng hơn để mỗi lần phải đi xe thì không còn quá lo lắng hay áp lực nữa.